Triết học là quan niệm của đa số người, nhất là người phương tây, cho rằng ngôn từ có thể diễn tả được chân lý, nên chỉ cần học hiểu đúng chân lý là đủ. Với phật học việc đó không đáng giá gì mà đó chỉ là hí luận thôi Tự chứng được chân lý mới đáng là mục đích.
Tóm lại có thể phân biệt như sau: Triết học là cái học về chân lý thông
qua ngôn từ. Đạo học là cái học trực tiếp về chân lý không qua ngôn từ,
suy tưởng, tức tự chứng chân lý.
Sự thật là đúng như cái thấy của Phật giáo: chân lý không nằm trong ngôn từ. Nói cách khác, ngôn từ không thể diễn tả được chân lý. Tuy vậy, chân lý là cái sẵn đủ trong mỗi người. Vì thế chúng ta có thể nhận ra nó bằng sự chứng ngộ, không qua ngôn từ. Muốn chứng ngộ, cần phải tu tập. Tức phải thực hành. Với Phật giáo, cái học qua ngôn từ suy tưởng chỉ cho những hiểu biết phù hợp với chân lý, chứ không thể trực nhận chân lý y như chính nó. Bởi chân lý không nằm trong ngôn từ suy tưởng. Chính vì thế, sự hiểu biết về chân lý chỉ có tác dụng hướng dẫn chúng ta cách sống phù hợp với chân lý, nhờ đó mà có sự chứng ngộ. Đây là lý do vì sao Phật giáo luôn đòi hỏi phải có sự thực hành.
Sự thật là đúng như cái thấy của Phật giáo: chân lý không nằm trong ngôn từ. Nói cách khác, ngôn từ không thể diễn tả được chân lý. Tuy vậy, chân lý là cái sẵn đủ trong mỗi người. Vì thế chúng ta có thể nhận ra nó bằng sự chứng ngộ, không qua ngôn từ. Muốn chứng ngộ, cần phải tu tập. Tức phải thực hành. Với Phật giáo, cái học qua ngôn từ suy tưởng chỉ cho những hiểu biết phù hợp với chân lý, chứ không thể trực nhận chân lý y như chính nó. Bởi chân lý không nằm trong ngôn từ suy tưởng. Chính vì thế, sự hiểu biết về chân lý chỉ có tác dụng hướng dẫn chúng ta cách sống phù hợp với chân lý, nhờ đó mà có sự chứng ngộ. Đây là lý do vì sao Phật giáo luôn đòi hỏi phải có sự thực hành.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét